Ngành nhựa Việt Nam tuy còn là một thành viên non trẻ, nhưng những bước tiến rõ rệt thời gian qua đã khẳng định, ngành nhựa rất có tiềm năng phát triển và xứng đáng để đầu tư. Bởi bản thân sản phẩm nhựa gắn bó mật thiết, đem lại nhiều tiện nghi cho cuộc sống con người. Nhưng làm sao để Doanh nghiệp nghiệp nhựa đứng vững và thành công hơn trong thời điểm kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm này là điều cần suy xét
Ngành nhựa Việt Nam
Giai đoạn 10 năm từ 2010 - 2020, sản xuất nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam. Với mức tăng hàng năm từ 16% - 18% (chỉ đứng sau viễn thông và dệt may), có những mặt hàng nhựa có tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%/năm. Con số này khá ấn tượng, đối với hơn 4000 doanh nghiệp nhựa, chủ yếu là tư nhân và tập trung nhiều ở khu vực miền Nam.
Tuy nhiên các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đa phần đều là tư nhân, hoặc gia công cho các tập đoàn nước ngoài, chưa có thương hiệu riêng và tự chủ về đầu vào- đầu ra sản phẩm. Điều này khiến ngành nhựa khó trở thành một thế mạnh phát triển, cần nhiều thay đổi quyết liệt hơn để có thể trở thành một công nghiệp mũi nhọn.
Theo thống kê, hiện tại các doanh nghiệp nhựa Việt Nam có 15% là các doanh nghiệp nước ngoài, 85% là các doanh nghiệp nội địa. Làn sóng đầu tư từ nước ngoài Hàn Quốc, Trung Quốc, do các chính sách cấm nhập nguyên liệu phế thải, tặng thuế suất, chống bán phá giá… đã mở ra cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp nhựa tại Việt Nam. Năm 2020, sản lượng sản xuất nhựa của Việt Nam đạt 7.9 triệu tấn, tăng 7.9% so với năm 2019. Tuy nhiên sản lượng năm 2021 lại không được lý tưởng như vậy. Đến năm 2022, mức tăng trưởng sản lượng cũng không đáng kể. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam VPA, tổng sản lượng ngành nhựa đạt 9.54 triệu tấn, tăng 1.9%. Theo các chuyên gia, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự không ổn định này là nguồn nguyên liệu nhập khẩu không ổn định, khó đem lại lợi thế cạnh tranh khi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Vậy cần làm gì để doanh nghiệp nhựa chuyển mình?
Quản lý sản xuất bằng công nghệ mới
Song song với việc tìm kiếm những công nghệ sản xuất mới, ngành nhựa nên chăng cần tìm một lối ra trong quản lý sản xuất, đem lại hiệu quả cao cả về chất lượng lẫn sản lượng, hạ thấp giá thành để tạo sức cạnh tranh. Thay vì quản trị sản xuất bằng con người, công nghệ 4.0 đã cho phép giải phóng sức lao động, nâng cao độ chính xác bằng những Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP), có thể kể đến hệ thống quản lý Epicor ERP. Hãy thử xem một hệ thống quản lý tiên tiến như Epicor ERP có thể giúp đỡ doanh nghiệp theo những cách nào.
Kiểm soát giá cả nguyên liệu đầu vào và dự đoán giá bán ra đem lại lợi nhuận
Nguyên liệu đầu vào chính của ngành sản xuất nhựa là các bột nhựa và hạt nhựa PE, PP, PVC, PS và PET, được sản xuất chủ yếu từ dầu-khí-than. Khoảng 75%-80% nguyên liệu và phụ liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất nhựa phải nhập khẩu. Bởi nguồn cung trong nước hiện nay chỉ có thể đáp ứng khoảng 1 triệu tấn nguyên phụ liệu (chủ yếu là nhựa PVC, PET và PP), đặc biệt nguyên liệu nhựa tái sinh, công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa chưa phát triển và sẵn có.
Trong cơ cấu chi phí của ngành nhựa, chi phí cho nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất. Tình trạng phần lớn nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu dẫn đến việc các công ty nhựa phải duy trì tồn kho nguyên liệu lớn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Kéo theo đó là chi phí gia tăng, cộng thêm rủi ro về thay đổi tỷ giá và giá dầu thế giới. Sự chênh lệch về tỷ giá USD và sự nhảy giá nguyên liệu theo thời điểm khiến ngành nhựa đối mặt với nhiều khó khăn khi kiểm soát nguyên liệu đầu vào.
Một hệ thống quản lý sản xuất tốt nguồn nguyên liệu tồn kho, theo dõi giá cả của các nhà cung ứng sẽ giúp người quản trị sản xuất tiết kiệm chi phí đầu vào tối đa. Những báo cáo tính toán được đưa kịp thời sẽ tránh tổn thất cho doanh nghiệp khi thiếu/ thừa nguyên liệu sản xuất, gây lãng phí.
Tính cost cho một sản phẩm là bước đầu tiên trong việc xác định giá bán đem lại lợi nhuận. Thế nhưng với phần mềm quản trị sản xuất tiên tiến của Epicor , những thông số được theo dõi và tính toán tự động một cách chính xác, đem lại kết quả giá thành có thể đảm bảo lợi nhuận duy trì ổn định cho công ty.
Quản lý mã hàng thông minh
Đặc điểm của mã hàng ngành nhựa là rất nhiều chủng loại. Chỉ một vài sự khác biệt trong tỷ lệ thành phần đã có thể tạo nên một sản phẩm mới. Thay vì quản lý mã liệu bằng BOM theo cách truyền thống, hệ thống quản lý sản xuất tiên tiến ERP cho phép BOM hoạt động linh hoạt hơn. Sử dụng các thao tác kéo- thả, có thể tùy chỉnh tại chỗ những hạng mục cần thiết rồi tổng hợp lại thành một danh sách hoàn chỉnh. Danh sách vật liệu có thể tùy chỉnh linh động, phục vụ cho nhiều ca sản xuất khác nhau là một bước tiến tiết kiệm nhiều nguồn lực.
Kiểm soát về khí thải- nước thải
Một trong những cản trở phát triển lớn nhất của ngành nhựa là yếu tố môi trường. Môi trường có thể ảnh hưởng đến sức thu hút người lao động, danh tiếng của doanh nghiệp hay nói cách khác là trực tiếp tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhựa ở Việt Nam gặp trở ngại ngay từ bước thành lập bởi thiếu đi cơ chế quản lý môi trường, thiếu sót trong hồ sơ nên khó được cấp phép hoạt động
Một công ty sản xuất nhựa đã đi vào hoạt động, nếu có uy tín và danh tiếng tốt sẽ có khả năng tiêu thụ hàng hoá tốt hơn. Do đó công việc quản lý chất thải- khí thải cần được coi trọng. Những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng như ISO 9001 hay ISO 14000 thường được áp dụng và theo dõi chặt chẽ với tần suất kiểm tra báo cáo hàng ngày, đánh giá định kỳ thường niên đều đặn.
Việc phân tích và tính toán những số liệu về nước thải- khí thải- chất thải sản xuất nhựa thường tiêu tốn khá nhiều thời gian và nhân lực. Nhưng với tự động hoá ERP Kinetic của Epicor, không chỉ số liệu được tổng hợp tự động, những định mức tiêu chuẩn cũng được cập nhật tự động theo biến động thời cuộc. Sử dụng chế độ phân tích số liệu được truyền trực tiếp từ những trạm xử lý hoặc đo lường, những cảnh báo tự động, và thậm chí là lệnh tạm dừng tự động mỗi khi chỉ số vượt ngưỡng cho phép sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua nhiều rắc rối không đáng có.
Một hệ thống đa ngôn ngữ
Các doanh nghiệp nhựa ở Việt Nam thường có công ty chủ quản tại nước ngoài, hoặc sản xuất bán thành phẩm/ thành phẩm để xuất khẩu, hay tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài để nâng cao hiệu suất làm việc. Ba yếu tố này đều đòi hỏi một hệ thống quản lý sản xuất đa ngôn ngữ, phong phú và linh hoạt về khung giờ hoạt động. Bộ máy quản lý bằng nhân lực hoàn toàn sẽ khó lòng hoạt động 24/7 và linh động thời gian được như một hệ thống quản lý thông minh Epicor ERP, nơi ghi nhận và xử lý dữ liệu liên tục.
Tuỳ theo điều chỉnh, trên cùng một hệ thống Epicor có thể thiết lập nhiều ngôn ngữ, tuỳ chỉnh linh hoạt theo nhu cầu sử dụng. Sự liên kết giữa các chi nhánh cũng nhờ vậy mà chặt chẽ hơn, thông tin trao đổi sẽ không bị đứt quãng, đảm bảo vận hành liên tục không ngừng nghỉ. Một bản báo cáo số liệu đa ngôn ngữ sẽ thúc đẩy tiến độ hợp tác hoặc nâng cao hiệu quả của mỗi cuộc họp. Với hệ thống quản trị sản xuất Epicor Kinetic, ngôn ngữ không còn là rào cản mà trở thành chiếc chìa khoá vạn năng, mở ra mọi cơ hội hợp tác..
Rất nhiều doanh nghiệp nhựa lựa chọn chuyển giao công nghệ, nâng cấp máy móc, thay máu nhân lực để kiếm tìm cơ hội chuyển mình trong khủng hoảng, vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Nhưng để có cái nhìn toàn diện hơn, đem lại sự đổi thay về nhiều mặt, doanh nghiệp có thể cân nhắc đến việc nâng cấp hệ thống quản trị sản xuất bằng ERP Kinetic đến từ Epicor. Giải pháp hiện đại, toàn diện này có thể đưa ra lời giải cho nhiều bài toán khó trong sản xuất, cho dù doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa. Bởi những tùy chỉnh đa phương diện trong ERP của Epicor thích hợp với nhiều hình thức sản xuất, kinh doanh, chỉ cần doanh nghiệp đưa ra yêu cầu, Epicor ERP đều có thể đáp ứng hài lòng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để mở ra một kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp của bạn.