Định nghĩa
Sản xuất gắn kết với mọi mặt của đời sống, là chuỗi các công việc chuyển đổi các các yếu tố đầu vào thành sản phẩm- dịch vụ đáp ứng mục đích sử dụng của con người. Và để chuỗi những công việc này hoạt động hiệu quả sẽ cần đến một bộ máy Production Management – Quản trị sản xuất. Tổng hợp những công việc sản xuất, quá trình hoạch định, tổ chức triển khai và kiểm tra hệ thống sản xuất biến các yếu tố đầu vào thành đầu ra kể trên, được gọi là Quản trị sản xuất.
Với nhiệm vụ lên dự báo, lập kế hoạch để đảm bảo việc sản xuất được suôn sẻ, hiệu quả kinh tế cao, Quản trị sản xuất đang rất được chú trọng để nâng cao hiệu suất làm việc của một Doanh nghiệp
Mục tiêu của quản trị sản xuất
Đảm bảo số lượng hàng hóa
Một đơn hàng luôn bao gồm các yếu tố số lượng- chất lượng- thời hạn giao hàng. Đảm bảo sản xuất đủ số lượng hàng hóa cần thiết luôn là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của quản trị sản xuất. Nếu sản xuất không đủ lượng sẽ khiến khách hàng không hài lòng, mất đơn hàng, giảm giá trị của những đơn hàng sau. Ngược lại nếu sản xuất dư thừa sẽ tạo gánh nặng cho tồn kho, lãng phí nguyên liệu, nhân công…
Hơn nữa đối với những sản phẩm có hạn sử dụng ngắn như thực phẩm, cần đảm bảo số lượng sản xuất khớp với đơn hàng và kịp thời gian giao hàng, tránh để sản phẩm biến chất, hư hỏng.
Đảm bảo chất lượng hàng hóa
Khi sản xuất theo nhu cầu của thị trường- khách hàng, các bộ phận thiết kế kỹ thuật sẽ chuyển đổi yêu cầu của khách hàng thành các thông số cụ thể gửi đến bộ phận sản xuất. Mục tiêu quản trị sản xuất là đạt được sự cân bằng giữa chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng, duy trì sản xuất kinh doanh.
Chất lượng của sản phẩm nếu tốt sẽ đem lại đơn hàng mới, nếu không tốt sẽ kéo danh tiếng của doanh nghiệp đi xuống. Ví dụ như Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ngày 10/8 phát đi thông báo về việc thu hồi toàn quốc lô thuốc viên nén Paineuron 15 (Meloxicam 15mg), do Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương I – Pharbaco sản xuất. Thông tin này tương đối gây hoang mang cho người tiêu dùng, vì sản phẩm đã không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan, vi phạm mức độ 3.
Đảm bảo hàng hóa đúng tiến độ – chi phí hợp lý
Sản xuất là một quá trình dài gắn kết nhiều công đoạn- nhiệm vụ. Sẽ có rất nhiều sự cố xảy ra trong quá trình đó như thiếu nhân công đột xuất, máy móc gặp sự cố, nhỡ nguyên liệu… Quản trị sản xuất ngoài lên kế hoạch để sản xuất đi đúng hướng cũng cần kết hợp xử lý các vấn đề này để đảm bảo giao hàng đúng hạn.
Chi phí sản xuất là yếu tố được xác định trước, để đảm bảo lợi nhuận và duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của Quản trị sản xuất là đảm bảo mức chênh lệch thấp nhất giữa chi phí sản xuất trên kế hoạch và thực tế.
Ý nghĩa của quản trị sản xuất
Sự tồn tại của doanh nghiệp là nhờ thị trường và khách hàng, đồng thời việc quản trị sản xuất hiệu quả sẽ tạo ra giá trị hàng hóa hay dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu khách hàng.
Khi quản trị sản xuất hiệu quả, chất lượng số lượng và thời hạn giao hàng đều đạt được chỉ tiêu, mức độ uy tín và tín nhiệm của doanh nghiệp sẽ nâng cao. Việc này sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến giá trị và hình ảnh của doanh nghiệp, nâng cao vị thế và lợi thế cạnh tranh
Một ý nghĩa khác của quản trị doanh nghiệp hiệu quả là việc tối ưu hóa chi phí. Khi sản xuất liên tục, không sai sót và dừng hoãn dây chuyền sẽ tiết kiệm tối đa về nhân công, hao phí máy móc, nguyên liệu…
Nội dung công việc quản trị sản xuất
Dự báo nhu cầu sản xuất
Tìm hiểu về nhu cầu của thị trường là công việc đầu tiên vô cùng quan trọng cần thực hiện. Thông qua chuỗi công việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về chủng loại, số lượng, mẫu mã hàng hóa và các đặc điểm, sẽ tổng hợp lại được kết quả dự báo nhu cầu sản xuất . Sau đó kế hoạch sản xuất sẽ được lên theo năm/ quý/ tháng/ tuần để đảm bảo kịp tiến độ đã đề ra. Đồng thời quyết định những chi tiết đi kèm để hoàn thiện hệ thống sản xuất
Lên thiết kế và quyết định công nghệ sử dụng
Thị trường với nhiều thách thức và biến đổi sẽ rất khó để đưa một sản phẩm mới vào chiếm lĩnh. Nhưng tạo ra được một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng- thị trường, đồng thời phù hợp với khả năng của doanh nghiệp mới có thể đảm bảo lợi nhuận và duy trì hoạt động sản xuất.
Mỗi loại sản phẩm sẽ yêu cầu các công nghệ và máy móc, kỹ thuật khác nhau. Cần đưa ra những lựa chọn phù hợp với tình hình tài chính, nhân lực công ty và đáp ứng được mục tiêu sản lượng, chất lượng.
Giám sát năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp sẽ xác định được công suất dây chuyền. Khi biết được khả năng làm tới đâu, doanh nghiệp sẽ nắm bắt tốt hơn cơ hội và đơn hàng. Khi không xác định đúng năng lực tự thân doanh nghiệp sẽ gây nên lãng phí lớn, hoặc chậm trễ đơn hàng
Xác định vị trí đặt nơi sản xuất
Địa điểm đặt công xưởng nhà máy sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố và quyết định thành bại của kế hoạch sản xuất, chiến lược kinh doanh.
Để tìm được một vị trí phù hợp đặt nhà máy mới hoặc mở rộng sản xuất, sẽ cần rất nhiều nghiên cứu và đánh giá tác động của môi trường xung quanh, cũng như cân đối chi phí nhiều mặt về các chuỗi cung ứng, nguồn nguyên vật liệu
Bố trí mặt bằng sản xuất
Là một công việc có tính chuyên môn cao, thiết kế nhà xưởng bao gồm nhiều công việc như lắp đặt bố trí dây chuyền, máy móc thiết bị, cũng như nơi ăn uống, nghỉ ngơi cho cán bộ nhân viên nhằm bảo đảm hiệu suất công việc.
Lên kế hoạch nguồn lực
Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nhiều phương diện như lao động, máy móc, kế hoạch về mua sắm nguyên vật liệu… Những yếu tố này cần được xác định và lên kế hoạch cụ thể để sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất với chi phí và đầu vào thấp nhất.
Điều độ sản xuất
Đây là bước thực hiện các kế hoạch được đặt ra, điều phối và chỉ định các công việc được lên kế hoạch đến từng cá nhân, tổ nhóm nhỏ. Xác định rõ trách nhiệm, chức năng của từng đơn vị tham gia vào sản xuất để đảm bảo kế hoạch sản xuất được hoàn thành, đáp ứng được yêu cầu cả về chất và lượng.
Quản lý hệ thống sản xuất
Hai yếu tố quan trọng nhất cần kiểm soát chặt là chất lượng và số lượng hàng hóa.
Chất lượng là yếu tố then chốt giữ vững được danh tiếng và giúp doanh nghiệp có thêm nhiều đơn hàng nhờ tăng tính cạnh tranh, nổi bật trên thị trường. Chiến lược quản lý chất lượng sẽ tập trung giải quyết nhiều vấn đề, từ đầu vào đến đầu ra để đảm bảo mức độ uy tín của doanh nghiệp.
Quản lý số lượng là số lượng sản xuất, số lượng tồn kho và số lượng hàng còn thiếu. Bất cứ sự tồn dư nào cũng gây nên lãng phí, và thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, mất lòng tin và cả những đơn hàng kế tiếp.
Thách thức trong quản trị sản xuất
Đã qua rồi cái thời quản trị sản xuất bằng những bảng vẽ, những cuộc họp giao ban-giao ca offline khá phiền phức. Cũng đã ít đơn vị sử dụng những bảng biểu excel để lập và chia kế hoạch, bởi độ chính xác không cao và dễ xảy ra lỗi. Ngoài ra khi hoàn toàn sử dụng con người để quản trị sản xuất, có không ít những vấn đề sau sẽ phát sinh:
Sự sai lệch trong trao đổi thông tin giữa lớp quản trị và tầng vận hành trực tiếp. Đó có thể là do rào cản ngôn ngữ, những từ ngữ học thuật khiến thông tin bị sai lệch dẫn đến nhiều sai sót không đáng có.
Công việc thống kê nhập liệu bằng tay không thể chính xác được 100%. Và thường để đóng được một lệnh sản xuất sẽ phải xác nhận qua rất nhiều người, sự chờ đợi này làm lãng phí thời gian, tiền bạc.
Những công việc- thao tác thủ công thường sẽ tốn thời gian, không năng suất và chất lượng cũng không được đảm bảo. Khi máy móc đã thay thế bàn tay con người lao động, thì với thời đại mới, công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực cho con người trong những công việc quản lý, cụ thể là quản trị sản xuất.
Quản trị sản xuất với Epicor ERP
Đó là lý do mà công nghệ 4.0 đang được phát triển ứng dụng rộng rãi tại xưởng sản xuất – bằng hệ thống Không gian mạng và Cảm biến Internet vạn vật kết nối. Epicor đã cho Epicor ERP ra đời, để nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất. Hệ thống quản trị sản xuất này được sử dụng để cải tiến chất lượng, giảm thiểu phế liệu, đảm bảo giao hàng đúng hạn, nâng cao năng suất. Nhờ đó, việc điều hành sản xuất và hiệu quả kinh doanh được cải thiện hiệu quả, mang lại lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
Sử dụng Quản trị số trong sản xuất, việc nhập liệu cũng không còn thủ công nữa mà sẽ được thu thập trực tiếp từ thiết bị và người điều hành trong công xưởng ngay tức thời. Khi lưu trữ được thông tin nhanh chóng và chính xác, kịp thời, bạn có thể dự đoán và giải quyết các vấn đề sản xuất ngay cả trước khi chúng xảy ra. Các phân tích thông tin tức thời sẽ giúp xác định các vấn đề trọng tâm, giảm lãng phí, cải thiện chất lượng và dịch vụ khách hàng.
Một cái cây cảnh muốn lên dáng đẹp cần được uốn nắn thành khuôn, một người thành công cần được chăm sóc kèm cặp. Một doanh nghiệp sản xuất cũng vậy, muốn đạt được lợi nhuận cao không thể thiếu đi bàn tay quản lý, quản trị. Và để việc quản trị sản xuất dễ dàng, thành công hơn, tại sao không để Epicor ERP đồng hành cùng doanh nghiệp bạn?